Di tích Núi Trường Lệ

Hòn Trống Mái

Hòn Trống Mái là tên gọi của ba khối đá lớn trên núi Trường Lệ. Khối đá lớn nhất nằm ở dưới, trông như một cái bệ lớn, hai khối còn lại nằm bên trên khối này, trong đó một khối có đầu nhọn giống hình dáng con gà trống, khối kia nhỏ hơn nằm đối diện có hình dáng giống con gà mái. Hòn Trống Mái gắn liền các câu chuyện về mối tình thủy chung, son sắt, về tình nghĩa vợ chồng được người dân tại đây lưu truyền.[13][14]

Đền Độc Cước

Bài chi tiết: Đền Độc Cước
Lối lên đền Độc Cước

Đền Độc Cước là ngôi đền thờ thần Độc Cước (vị thần một chân), một nhân vật mang tính huyền thoại. Theo các truyền thuyết thì vị thần này là một người khổng lồ. Đền nằm trên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ, được xây dựng theo kiến trúc hình chữ "đinh" (kiến trúc chuôi vồ). Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ với một tay, một chân.[15] Ngoài ra đền còn có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng, cặp tượng phỗng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ Nho ca ngợi công đức của thần Độc Cước.[16][17]

Đền Cô Tiên

Bài chi tiết: Đền Cô Tiên

Đền Cô Tiên nằm tại một vị trí đẹp thoáng đãng trên hòn Đầu Voi ở phía tây nam dãy núi Trường Lệ, từ đây có thể nhìn thấy Hòn Mê, cả vùng biển Nghi Sơn và bãi biển thuộc phường Quảng Vinh, xã Quảng Hùng. Tương truyền, ngôi đền thờ một cô gái làm thuốc cứu giúp người. Đền được xây dựng theo kiến trúc hình chữ "đinh", gồm 3 lớp tiền đường, trung đường và hậu cung. Hậu cung của đền đặt Tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Thiên tức Bà Chúa Liễu Hạnh, Mẫu Thượng NgànMẫu Thoải). Ngoài đền chính, quần thể di tích Đền Cô Tiên còn có đền trình, miếu Nam Hải Đại Vương và miếu Cô Chín.[15][8]

Đền thờ Tô Hiến Thành

Đền thờ Tô Hiến Thành tại Sầm Sơn là một trong 72 ngôi đền thờ Thái úy Tô Hiến Thành tại Thanh Hóa. Đền nằm trên đồi cao, hướng về phía tây. Công trình được xây dựng theo kiến trúc chữ "đinh" với Bái đường, Trung đường, Hậu cung. Bái đường có ba gian thờ cộng đồng các quan, là nơi tổ chức các thể thức tế lễ vào ngày lễ hội, giỗ Thái úy Tô Hiến Thành; Trung đường đặt khám và tượng Tô Hiến Thành, nơi ông làm việc và phán xử việc vua, Hậu cung thờ bài vị, áo vua ban. Đền vẫn còn lưu giữ các sắc phong của các vua Tự ĐứcKhải Định triều Nguyễn.[18][19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi Trường Lệ //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://svhttdl.thanhhoa.gov.vn/di-san-van-hoa/de-n... http://svhttdl.thanhhoa.gov.vn/van-hoa/mot-phuc-ho... http://thegioidisan.vn/vi/sam-son-diem-den-van-hoa... https://www.google.com/books/edition/%C4%90%E1%BB%... https://www.google.com/books/edition/T%C3%ACm_tron... https://www.google.com/books/edition/T%E1%BB%89nh_... https://www.google.com/books/edition/V%C4%83n_h%C3... https://www.google.com/books/edition/Vi%E1%BB%87t_... https://vnexpress.net/cuu-binh-gia-cut-chan-cong-c...